Kinh nghiệm du lịch Hạ Long, Tuần Châu - Quảng Ninh 2014

Kinh nghiệm đi du lịch Hạ Long 2014. Đi du lịch Hạ Long 2 ngày 1 đêm hoặc 3 ngày 2 đêm. Những lưu ý bạn nên biết trước khi ăn uống, mua đồ, tắm biển,... tại Hạ Long.



Chọn thời điểm du lịch Hạ Long

Vịnh Hạ Long là một phần của Vịnh Bắc Bộ có thời tiết có 4 mùa rõ rệt trong đó đáng lưu ý nhất là: Mùa Hè (Từ tháng 4 – 10) thời tiết rất nóng và Mùa đông (Từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau) thời tiết rất lạnh.

Nhờ vào sự phân chia rõ rệt về thời tiết như vậy mà vào bất cứ thời gian nào Hạ Long cũng là điểm du lịch hấp dẫn du khách thập phương. Nếu mùa đông là mùa hấp dẫn những du khách ngoại quốc thì khách Việt Nam thì đi  du lịch Hạ Long lý tưởng nhất vào mùa hè (từ tháng 4 – tháng 10) hàng năm.

Mùa hè là mùa du lịch chính của Hạ Long thì có lẽ bạn nên tập chung đi vào các giai đoạn sau: Từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 10 tránh đi vào tầm tháng 6 – 7 hàng năm vì các ngày cuối tuần của hai tháng 6 – 7 là là những ngày cao điểm, lượng du khách đến Hạ Long rất đông nên một số du khách sẽ cảm thấy sự khó chịu và giá cả dịch vụ thường cao hơn.

Bên cạnh đó về thời tiết thì theo quy luật của tự nhiên thì tháng 6 – 7 là tháng mà có rất nhiều cơn bão đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ và Hạ Long, do đó hãy cẩn thận khi đi du lịch Hạ Long vào tháng 6 – 7. Tốt nhất là các du khách nên đi Hạ Long sớm (từ tháng 3 – 5) hoặc đi muộn hơn 1 chút (từ tháng 8 – 10).

Nếu do một số nguyên nhân như nghỉ phép mà bạn bắt buộc phải đi du lịch Hạ Long vào tháng 6 – 7 thì bạn nên thuê các công ty du lịch để tổ chức và họ sẽ giúp bạn hạn chế thấp nhất về hai yếu điểm trên.

Chuẩn vật dụng cần thiết trước khi khởi hành

Khâu chuẩn bị hành lý, vật dụng luôn luôn là khâu quan trong trong những kinh nghiệm du lịch Hạ Long. Mùa hè tại Hạ Long cũng giống những bãi biển nổi tiếng khác là có nắng và nóng sẽ khiến cho làn da của chị em bị tổn thương vì vậy để không bị cháy nắng thì vật dụng không thể thiếu đó là kem chống nắng (thường là những loại kem có chỉ số SPF từ 30 trở lên)

Bạn nên mang sữa tắm, dầu gội đầu, bàn chải và kem đánh răng vì những đồ đó ở các khách sạn không được tiện lợi cho lắm…. Do đó chúng ta chuẩn bị và mang đi từ nhà được.

Để tránh cái nắng chói của Hạ Long thì một chiếc kính dâm và chiếc mũ rộng vành sẽ giúp bạn hạn chế những điểm bất tiện này.

Đừng quên chuẩn bị cho mình một đôi tông mềm, dễ đi sẽ tạo cảm giác thoả mái khi đi bộ thăm quan.

Đi tắm biển thì đồ bơi là vật dụng được coi là thiết yếu nhất, nó quyết định khá nhiều đến sự tự tin của bạn trước đám đông. Vì vậy hãy mang từ nhà cho chủ động hoặc gấp quá mà không chuẩn bị được thì có thể đến bãi biển thuê với giá cả cũng khá phải chăng từ: 25.000 – 50.000 VNĐ tuỳ loại. Nếu bạn cho trẻ đi cùng thì phao bơi là rất quan trọng tuy nhiên phao cũng có thể thuê.

Và đừng để mình phải hối hận vì đã không mang chiếc máy ảnh đi vì nơi đây có khung cảnh tuyệt đẹp.

Kinh nghiệm đi du lịch khi có con nhỏ đi cùng

Tìm đường

Đầu tiên đó là phải tạo niềm tin cho ông bà ở nhà với việc mình sẽ có đủ sức khỏe + sự chuẩn bị chu đáo nhất cho cháu của ông bà. Tiếp đó là vượt qua 1 số lời bàn ra tán vô kiểu như: nó còn bé thế, đi cũng có biết gì đâu? Với mình thì mình nghĩ với ai đã từng cho con đi du lịch về sẽ thấy bản thân mình, chồng và con mình đều có những thay đổi tích cực sau những trải nghiệm mới mẻ mà cả gia đình đã cùng có với nhau trong chuyến du lịch đó. 

Đến khâu chuẩn bị đồ đạc

 Mình thì làm hẵn 1 file excel, trong 1 tuần, nghĩ ra thứ gì là mở ra điền vô ngay sợ quên. Chủ yếu là bỉm, sữa, thức ăn và thuốc cho con. Mình chỉ tập trung nói về khâu thức ăn thôi vì có lẽ đây là cái mọi người quan tâm nhiều nhất. Thức ăn thì mình chuẩn bị như sau:

Poc uống sữa

- Sữa: nếu bé vẫn bú sữa bột thì làm phép tính rồi mang theo lượng sữa bột cần dùng. Poc thì đã chuyển hẵn sang sữa tươi nên rất vất vả hơn trong việc mang gần chục lít sữa sang. Ở đâu cũng có bán sữa tươi hết nhưng mình sợ đổi sữa đột ngột, con bị rối loạn tiêu hóa thì thôi rồi nên phải cố. Nên mang theo nhiều hơn số lượng mình tính 1 chút, đề phòng bé chơi vận động nhiều mệt bú nhiều hơn ở nhà.

Poc cho thức ăn

- Thức ăn: Cháo ăn liền Vifon loại có gói thịt bên trong, trút hạt cháo khô ra 1 lon sạch, bỏ hết gói nêm, giữ lại gói thịt mang theo. Bột lạt Gerber yến mạch. Chà bông. Ruốc cá hồi. Gói gia vị nêm, rắc cơm của Nhật. Để đỡ lích kích, mình dùng ly Avent via cup để chứa cháo/bột khô, chia làm 3 cữ 3 ly, đến giờ ăn, chỉ cần cho nước sôi vào khuấy đều lên là cho ăn luôn. Ăn xong thì mình lấy nắp đậy lại luôn, xong tối mang về hotel rửa. Để thay đổi vị, 1 ly chỉ toàn cháo sấy, 1 ly toàn bột Gerber, 1 ly thì trộn 2 loại lại với nhau (tinh bột). Xong cho 3 vị rắc cơm khác nhau vào 3 ly (rong biển, rau). Đạm thì sẽ thay đổi gói thịt, hoặc chà bông hoặc ruốc cá hồi. Lưu ý là ruốc cá hồi phải bảo quản mát chứ ko thì sẽ dễ thiu. Chuẩn bị là chuẩn bị vậy thôi chứ khi đến quán ăn, nếu có cháo thì gọi cho Poc, ko thì đạm rau sẽ được bổ sung bằng thức ăn tươi có trong khẩu phần của người lớn. Nói chung, đi du lịch, đừng quá quan tâm đến việc ăn uống dinh dưỡng như ở nhà. Con chỉ có vài ngày vui chơi khám phá, còn cả đống ngày ở nhà để bồi bổ mà. Poc thì chơi mệt nên bú mỗi ngày 1 lít sữa, nhiều hơn cả ở nhà. Ăn thì vẫn ngày 3 cữ, dù ít hơn ở nhà nhưng chỉ thế thôi là mình đã cực kỳ mãn nguyện trong chuyến đi này rồi.

- Bánh ăn chơi: cái này thì cực kỳ quan trọng và ko thể thiếu. Mình mua bánh Gerber trái cây, bánh Yogourt khô và bánh quy. Trộn đều 3 loại, mỗi ngày mang theo 1 ít. Cứ lúc nào con đói hoặc quấy mà đang lu bu hoặc chưa đến nơi ăn kịp, hoặc mè nheo bỏ bữa luôn thì mang ra cho con ăn tạm. 

Những địa điểm du lịch khi đến Hạ Long

Cụm di tích núi Bài Thơ

Vị trí: Phường Bạch Đằng, trung tâm thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, là một quần thể di tích lịch sử ,văn hóa bao gồm: núi Bài Thơ, chùa Long Tiên và đền thờ Trần Quốc Nghiễn.



Núi Bài Thơ: Cao khoảng 200m, tựa như một ngọn tháp khổng lồ bên bờ Vịnh Hạ Long. Trước đây núi có tên gọi là Truyền Đăng. Năm 1468 vua Lê Thánh Tông trong một lần tuần du ở vùng biển An Bang (Vịnh Hạ Long ngày nay) đã ứng tác một bài thơ và cho khắc vào vách núi phía nam. Từ đó núi mang tên là núi Đề Thơ, sau gọi là Bài Thơ. Ngoài bài thơ của vua Lê Thánh Tông, hiện nay trên vách núi phía đông nam còn có bài thơ họa của chúa Trịnh Cương (năm 1729) và chùm bài thơ của một số danh nhân thời Nguyễn.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, núi Bài Thơ còn gắn liền với những sự kiện lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân vùng mỏ. Ngày 1-5-1930, lần đầu tiên lá cờ đỏ búa liềm tung bay trên đỉnh núi, mở đầu giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân vùng mỏ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, núi Bài Thơ là trạm gác phòng không, hang trú ẩn cứu thương, phục vụ chiến đấu và là nơi đặt trung tâm điện chính của bưu điện tỉnh Quảng Ninh.

Đền thờ Trần Quốc Nghiễn

Nằm ở phía tây chân núi Bài Thơ. Đền thờ Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, con trai cả của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - vị tướng nhà Trần có công đánh giặc bảo vệ vùng đông bắc Tổ quốc.

Chùa Long Tiên

Nằm ở phía bắc chân núi Bài Thơ. Chùa được xây dựng năm 1941 để thờ Phật là chính, ngoài ra còn thờ đức thánh Trần và thánh Mẫu. Đây là trung tâm Phật giáo lớn của thành phố Hạ Long. Lễ hội nơi đây diễn ra vào ngày 24-3 âm lịch hằng năm.

Nhà thờ Hòn Gai

Vị Trí: Phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Nhà thờ Hòn Gai được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 trên một ngọn đồi cao, đứng trên đó du khách có thể nhìn bao quát được toàn bộ trung tâm của thành phố Hạ Long. Năm 1972, nhà thờ Hòn Gai bị phá hủy do chiến tranh. Đến năm 1998, nhà thờ đã được xây dựng lại khang trang và bề thế.

Đây là nhà thờ lớn nhất tỉnh Quảng Ninh. Đến đây du khách không chỉ biết thêm về những nét kiến trúc tôn giáo độc đáo mà còn được tìm hiểu về tập quán lễ giáo, tín ngưỡng của giáo dân thành phố Hạ Long.

Bảo tàng Quảng Ninh

Vị Trí: 165 đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Bảo tàng Quảng Ninh được xây dựng và hoạt động phục vụ từ năm 1991. Tại đây đang lưu giữ, trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu gốc có giá trị về lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Quảng Ninh và lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc vùng mỏ.

Cảng Cái Lân

Vị Trí: Đường Hạ Long, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cảng Cái Lân là cảng biển nước sâu - một trong những cảng chính của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam.

Với các điều kiện tự nhiên thuận lợi như vũng nước sâu, rộng nằm gần cửa biển, luồng lạch ngắn, ít ảnh hưởng của sóng gió... cảng Cái Lân đã và đang được đầu tư để đáp ứng mọi nhu cầu về vận tải hàng hóa và các dịch vụ cung ứng hàng hải khác.

Hiện tại cảng đã có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 2,5 vạn tấn. Trong tương lai, cảng Cái Lân sẽ là cảng nước sâu lớn có qui mô hiện đại, đủ tiêu chuẩn là cảng biển quốc tế lớn nhất ở khu vực phía Bắc Việt Nam. Dự kiến tới năm 2010 lượng hàng hóa lưu thông qua cảng sẽ đạt 14,2 triệu tấn/năm.

Mỏ khai thác than

Tại khu vực thành phố Hạ Long hiện nay có một số cơ sở khai thác than lớn là: mỏ than Hà Tu, Hà Lầm và Núi Béo. Những mỏ than này phần lớn đều nằm cách trung tâm thành phố Hạ Long từ 20-30km về phía đông bắc.

Hình thức khai thác ở các mỏ này chủ yếu là lộ thiên và hầm lò. Đến đây du khách sẽ được biết đến một nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá, dồi dào của vùng đất Quảng Ninh và một không khí làm việc sôi nổi của hàng nghìn thợ mỏ với những phương tiện khai thác hiện đại trên các khai trường.

Trung tâm thương mại Hạ Long

Trung tâm thương mại Hạ Long được xây dựng năm 2003 tại phường Bạch Đằng, trung tâm thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) trên vị trí của chợ Hạ Long cũ, có qui mô hiện đại với diện tích rộng hơn 8.000m2, gần 2.000 gian hàng với hàng hóa được bày bán rất phong phú và đa dạng.

Du khách có thể đến tham quan và mua bán các mặt hàng, sản vật của Hạ Long và vùng lân cận. Trung tâm thương mại Hạ Long mở cửa phục vụ vào cả các buổi tối thứ bảy và chủ nhật hằng tuần (từ 19-22g).

Khu du lịch quốc tế Tuần Châu

Đây là khu du lịch độc đáo ở miền Bắc Việt Nam. Khu du lịch quốc tế Tuần Châu bao gồm một tổ hợp du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí: bãi tắm nhân tạo, nhà biểu diễn đa năng 2.500 chỗ ngồi, khu phố ẩm thực với phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam, khu biểu diễn động vật, khu chợ quê, hồ sinh vật biển, khu biệt thự chất lượng cao và nhiều loại hình dịch vụ khác. Đến đây du khách sẽ có cơ hội được tham quan, thưởng thức các loại hình dịch vụ du lịch hấp dẫn trên.

Công viên quốc tế Hoàng Gia

Công viên quốc tế Hoàng Gia tọa lạc ở đường Hạ Long, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là một trung tâm vui chơi giải trí vừa hiện đại vừa dân tộc với nhiều loại hình phong phú gồm có: biểu diễn nghệ thuật dân tộc, múa rối nước, các trò vui chơi giải trí, vườn hoa phong lan, vườn xương rồng, các hoạt động thể thao dưới nước như kéo dù, đua thuyền, môtô nước ,thưởng thức các món ăn dân tộc Á, Âu... 

Những lưu ý khác khi đi Du lịch Hạ Long

- Khi mua hàng quý khách nhớ kiểm tra cân (cách tốt nhất là mang 1 chai nước suối 550ml đi cùng và trước khi cân hàng và sau khi cân xong quý khách đặt thử chai nước lên nếu đúng trọng lượng là: 550g thì là cân đúng.
- Khi ngủ đêm trên du thuyền là quý khách không được mang đồ uống hay đồ ăn lên Du thuyền như thế sẽ bị tính phí dịch vụ khá đắt.
- Khi tham gia du lịch quý khách lưu ý không xả rác bừa bãi ( hãy để vào nơi quy định ).
- Tuân thủ các quy định về an toàn trên Du thuyền Hạ Long và Bãi Biển để bạn có một chuyến đi.





Tour nổi bật