Kinh nghiệm du lịch Quảng Bình 2014 tiết kiệm

Tour du lịch Quảng Bình và những điều cần biết. Kinh nghiệm du lịch Quảng Bình năm 2014. Du lịch Quảng Bình Động Phong Nha và Động Thiên Đường. Các mẹo vặt đi du lịch Quảng Bình an toàn và tiết kiệm.


Giới thiệu về Quảng Bình.

Quảng Bình có ba tháng nắng cháy da là tháng 6, 7, 8 và 3 tháng mưa như trút nước là tháng 9, 10, 11. Bạn cần chú ý thời gian để lên lịch trình cũng như trang bị dụng cụ, quần áo. 

Diện tích tự nhiên của Quảng Bình là 8.065,27 km² (tổng diện tích: 806.527 ha), chia ra như sau:
    Đất ở: 4.946 ha
    Đất nông nghiệp: 71.381 ha
    Đất lâm nghiệp: 601.388 ha
    Đất chuyên dùng: 23.936 ha
    Đất phi nông nghiệp khác: 20.670 ha
    Đất chưa sử dụng: 72.619 ha

Đến với Quảng Bình, quý khách không chỉ đến với những địa danh đẹp như Phong Nha – Kẻ Bàng, Động Thiên Đường, Biển Nhật Lệ, các khu di tích tâm linh như Hang Tám Cô… mà địa danh này còn là nơi sinh ra và lớn lên của người con ưu tú Võ Nguyên Giáp. 

Chuẩn bị hàng lí

  + Bất kỳ trang phục, giày dép bạn thích. Đừng quên bikini, váy maxi, dép trệt, khăn để tắm biển.
  + Mang theo vật dụng đi nắng nếu đến vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào màu mưa.
  + Mang theo kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng, thuốc trị các bệnh thông thường.

  + Mang theo lều, áo khoác nếu có ý định cắm trại.

Phương tiện đến Quảng Bình.

Chiều Hà Nội -> Quảng Bình
Đi bằng xe khách
Nhà Xe Hưng Long: xuất bến ở Hà Nội 18h30-19h30-20h30, xuất bến ở  Quảng Bình 19h30-20h00. Điện thoại: 0914 077779 – 04 36889889. Địa chỉ: 338 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội – 19A Lý Thường Kiệt, Đồng Hới, Quảng Bình.
Nhà xe Dòng Hiền: 18h00-18h30 ở Hà Nội và 20h00-20h30 ở Quảng Bình. Địa chỉ: 281 Đội Cấn – Ba Đình – Hà Nội – 54 Lý Thường Kiệt – Đồng Hới – Quảng Bình. Điện thoại : 04 38327330 – 052 2470688
Nhà xe  Hồng Phong: từ  Hà Nội đi Đồng Hới tại Bến xe Nước Ngầm, hàng ngày đều có chuyến cố định lúc 19h tối.
Nhà xe Dũng Hồng: Giờ xuất bến: Hà Nội 18h30 Đồng Hới 20h. Điện thoại: 04 66627843 – 052 6292566 – 0987 956956. Địa chỉ:  381 Phố Vọng – Giải Phóng – Hà Nội
Nhà xe Minh Mập: Ngõ 6 phố Kim Đồng. Liên hệ: 0905291428

Nhà xe du lịch Hà Nội ETOCO: liên hệ 0435187154 ms Thu 0989559737

Đi bằng tàu Hỏa
Tàu hỏa đi Quảng Bình sẽ dừng ở Ga Đồng Hới, xuất phát tại Ga Hà Nội.

Đi bằng máy bay
Một ngày Việt Nam Airline có 1 chuyến bay khứ hồi Hà Nội – Đồng Hới – Hà Nội.

Chiều TP Hồ Chí Minh  -> Quảng Bình
Đi bằng xe khách
Nhà xe Tuấn Linh: Sài Gòn – Quảng Bình – Ba Đồn, xuất bến vào 7h các ngày chẵn âm lịch(chắc là do mê tín không đi ngày lẻ). Điện thoại : (052) 3513276 – 0913 384190
Nhà xe Châu Tuyết từ Sài Gòn đi Lệ Thủy. Xuất bến vào ngày chẵn âm lịch. Điện thoại: (052) 3882380 – 0912 718732 – 0168 3902276
Nhà xe Sỹ Quân: Từ Sài Gòn đi Ba Đồn. Giờ xuất bến : Các ngày chẵn âm lịch. Điện thoại : (052) 3518149 – 0975 240827

Đi bằng tàu Hỏa
Tàu hỏa đi Quảng Bình sẽ dừng ở Ga Đồng Hới. Để xem thông tin lịch tàu chạy và giá các bạn vui lòng xem tại Ga Sài Gòn.

Đi bằng máy bay
Một ngày Việt Nam Airline có 1 chuyến bay khứ hồi Tp Hồ Chí Minh – Đồng Hới – Tp Hồ Chí Minh.

Di chuyển ở Quảng Bình
Các tuyến xe bus nội tỉnh Quảng Bình
Tuyến Đồng Hới – Ba Đồn
Nhà văn hóa Đồng Sơn (Đồng Hới) – Đường Lý Thái Tổ – Đường Lê Lợi – Đường Quang Trung – Đường Hùng Vương – Đường Trần Hưng Đạo- Đường Tố Hữu- Đường Hữu Nghị- Đường Lý Thường Kiệt – Quốc lộ 1A – đường Quang Trung (Quảng Thọ, Quảng Trạch) – đường Lâm Úy – Đường Hùng Vương- Chợ Ba Đồn.

Tuyến Đồng Hới – Phong Nha
Quang Phú – Ngã tư đường Trần Hưng Đạo – Quách Xuân Kỳ -Chợ Nam Lý-Đường Tố Hữu – Đường Hữu Nghị – Ngã ba Bắc Lý – Thị trấn Hoàn Lão – Tỉnh lộ 2 – Phong Nha.

Thuê xe máy ở Quảng Bình
Bạn có thể thuê tại khách sạn bạn ở. Hoặc liên hệ các địa chỉ sau:
Mr. Nam, 15 Võ Thị Sáu – Đồng Hới – Quảng Bình. Điện thoại: 0905485558, 0968.608.608
Liên hệ: 01294576067. Địa chỉ: 206 Trần Hưng Đạo – Đồng Hới – Quảng Bình.
Thuê xe máy liên hệ anh Tùng (0978 211 325) giá 150k/ngày.

Khách sạn, Nhà nghỉ tại Quảng Bình

Khách sạn Sài gòn Quảng Bình 4 sao (giá từ 60 usd trở lên)
Nhà nghỉ Hoa Hồng (giá từ 180k trở lên)
Nhà khách Đường Sắt, ngay tại Ga Đồng Hới, giá phòng: 150k/1 ngày đêm/2 giường đơn (giá rẻ, nhưng có nhược điểm xa Biển, bạn nào đi Phượt thì ok đấy). Liên hệ: anh Hải: 0982 079 969, 052 383 8904).
Nhà nghỉ Tứ Linh: 61 đường Trường Pháp (052) 3821 324: 200k/ngày/4 người, đối diện biển Nhật Lệ, phòng 6 người giá khác.

Ngoài ra khu vực trung tâm Đồng Hới – Quảng Bình gồm các tuyến đường Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quách Xuân Kỳ, … Các bạn căn cứ vào đó để thuê khách sạn tiện cho việc di chuyển. Một số khách sạn giá mềm bạn có thể tham khảo là khách sạn Công Đoàn, Sun Spa…Lưu ý đặt phòng trước khi đến.

Địa danh thăm quan du lịch.

Động Phong Nha

Ðộng Phong Nha có rất nhiều nhánh với tổng chiều dài lên đến khoảng 20km nhưng hiện nay người ta mới khám phá nhánh dài nhất là một phần của con sông ngầm có tên là Nậm Aki mà sông Son là phần lộ ra mặt đất. Nó chui ngầm dưới đất ở vùng núi Pu-Pha-Ðam cách đó hơn 20km về phía nam. Trước cửa động, cảnh núi non sông nước quyến rũ, thiên nhiên hùng vĩ với vô vàn hình ảnh kỳ thú hiện ra như khêu gợi trí tưởng tượng của con người. Vào mùa nước lớn, nước sông Son dâng cao che khuất cửa hang, thuyền du lịch không vào đây được. Tương truyền hơn một trăm năm về trước, ông vua trẻ Hàm Nghi đã ẩn mình ở đây cùng một số cận thần và ra lời kêu gọi Cần Vương.

Cửa động rộng khoảng 20m, cao 10m, có nhũ đá lô nhô. Bơi thuyền qua cửa hang, động rộng như một cái bát úp trên mặt nước. Nước sông trong veo và phẳng lặng như mặt gương, càng vào sâu ánh sáng càng nhạt dần rồi mất hẳn. Xen lẫn với tiềng mái chèo như có tiếng chiêng vẳng lên. Người bản địa cho rằng đó là âm nhạc trong tiệc riệu của Thần Núi vọng ra… Tất cả hợp thành tiếng nhạc, lúc âm u như tiếng chiêng, lúc bập bùng như tiếng trống.

Bãi tắm Đá Nhảy

Đá Nhảy là một điểm du lịch hấp dẫn, một bãi tắm sạch, đẹp và có nhiều thắng cảnh với nhiều hang động kỳ thú. Đến Đá Nhảy, ấn tượng đầu tiên của du khách là một bãi tắm bằng phẳng, nước trong và sạch. Khách du lịch cùng một lúc vừa được bơi thuyền leo núi, săn bắn, vừa được dạo chơi trong rừng dương, tắm mình trong một bãi biển trong sạch, yên bình.

Đá Nhảy không chỉ là khu du lịch nghỉ mát lý tưởng vì có bãi tắm đẹp nằm dưới chân núi, mây nước hữu tình nên thơ mà biển nơi đây có nhiều rạn ngầm, đó chính là nơi cư trú của nhiều loại hải sản quý như tôm, cá, cua, mực, ốc… có thể chế biến những món đặc sản biển hấp dẫn.

Bãi tắm Nhật Lệ

Theo truyền thuyết, thời Trịnh Nguyễn phân tranh làm dòng sông Gianh bị chia cắt thành hai bên. Những người lưu dân miền Nam thường nhìn về phía bên kia bờ bắc nhớ về quê hương mình. Nước mắt của họ chảy thành sông và từ sông chảy ra biển gọi là biển Nhật Lệ.

Thời điểm đẹp nhất để đến Nhật Lệ là từ tháng 5 đến tháng 8. Bạn hãy tranh thủ dậy sớm để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang dã của một cửa sông Nhật Lệ đổ ra biển, tắm mình trong những con sóng lăn tăn hoặc phơi mình trên bãi cát. Lúc ấy bạn sẽ cảm nhận được hương vị của biển, của gió, của thiên nhiên hoang dã.

Du khách đến với thị xã Đồng Hới ngoài thú vui tắm biển còn có dịp thăm di tích Bàu Tró. Đứng trên đồi cát thuộc phường Hải Thành nhìn xuống, thấy biển và hồ chỉ cách nhau vài gang tay. Những ngày biển nổi sóng lớn cứ tưởng như biển sẽ hòa nhập vào với hồ. Lạ thay, dù gần nhau như vậy nhưng nước hồ lại ngọt như nước suối trên rừng. Người dân thị xã Đồng Hới trước đây thường ra hồ lấy nước về giặt quần áo cho trắng. Nước hồ thấm ra từ cát nên rất trong mát, là nguồn nước ngọt duy nhất cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân thị xã Đồng Hới, vùng đất vốn bị nhiễm mặn từ bao đời nay.

Động Tiên Sơn

Phong cảnh trong động Khô ví như chốn “bồng lai tiên cảnh”. Hàng nghìn khối nhũ đá với nhiều màu sắc mọc tua tủa trong động. Vòm động cao thoáng, nổi rõ nhiều vân trắng như vàng bạc. Những hàng cột đá màu cẩm thạch nhiều dáng vẻ diệu kỳ khiến người ta ngây ngất như đang lạc vào thiên cung hay thủy cung. Động Khô có nét đặc biệt hơn động Phong Nha ở những phiến đá và cột đá cộng hưởng âm. Khi người ta gõ nhẹ vào thì nó sẽ phát ra những âm thanh lạ kỳ như vọng ra từ chốn sâu thẳm của lòng đất.

Theo nghiên cứu của đoàn thám hiểm hang động của Hội Ðịa lý hoàng gia Anh vừa qua thì động Khô được hình thành cách đây khoảng hàng chục triệu năm, khi một dòng nước chảy qua đục rỗng, bào mòn núi đá vôi Kẻ Bàng. Sau đó do kiến tạo địa chất, khối núi này hoặc đã được nâng lên, hoặc đã bị hạ xuống khiến các khối đá đổ sụp ngăn chặn dòng chảy làm nên động Khô ở phía trên, còn phần có sông ngầm chảy qua tạo ra hang động Phong Nha.

Suối nước khoáng nóng Bang

Từ Tp.Đồng Hới đi về phía tây nam 60km, hoặc từ đường Trường Sơn rẽ về phía tây khoảng 20km là đến khu du lịch sinh thái & suối nước khoáng Bang. Một vùng đồi núi xanh tươi rộng lớn trên 70ha với môi trường trong lành mát mẻ, cảnh quan kỳ thú và hấp dẫn đến kỳ lạ, thiên nhiên hoang dã và mộc mạc đầy quyến rũ. Đặc biệt, có con suối ngoằn nghoèo uốn lượn với dòng nước khoáng chạy thành dòng như là vô tận, vừa lộ thiên, vừa bí hiểm. Dòng nước khoáng càng đi lên đầu nguồn nhiệt độ càng cao đến 105 độ C, bốc toả hơi nước mờ ảo như những làn khói hư thực của chốn bồng lai. Nước khoáng Bang có nhiều tác dụng dược lý, được các nhà khoa học đánh giá là quý hiếm và rất tốt trong việc chữa trị một số bệnh cho con người.

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẽ Bàng

Đây là một phần của khu vực núi đá vôi cổ nhất ở Châu Á được tạo lập từ hơn 400 triệu năm trước, gắn liền với các chu kỳ kiến tạo và phát triển chính của lịch sử trái đất.

Diện tích của vùng núi đá vôi Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình – Việt Nam khoảng 400ha. Quần thể đá vôi Phong Nha – Kẻ Bàng còn trải rộng tới phần đất thuộc tỉnh Khăm Muộn – CHDCND Lào, tạo thành một trong những vùng đá vôi nhiệt đới cổ đại nhất, rộng lớn nhất thế giới với những đặc tính nổi bật về địa mạo, địa chất có giá trị toàn cầu. Phong Nha – Kẻ Bàng để lại dấu ấn về quá trình biến đổi địa chất đã và đang diễn ra tác động đến việc hình thành các dạng đất đai hoặc đặc điểm về địa hình, địa mạo.

Hang Tám Cô

Hang Tám cô trên đỉnh Trường Sơn (xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) là địa danh lịch sử nổi tiếng, nơi 8 người thanh niên xung phong quê Hoằng Hóa, Thanh Hóa đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt. Nơi đây, hiện cũng là điểm đến của khách thập phương tri ân các anh hùng liệt sỹ.

Hang Tám Cô nằm trên cung đường 20 — một phần của đường Trường Sơn huyền thoại, nơi bom đạn Mỹ đánh phá ngày đêm nhằm chặt đứt sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam và cũng là nơi lực lượng TNXP đổ máu để giữ cho tuyến đường thông suốt.

Đặc sản tại Quảng Bình.

Cháo hàu

Quán Hàu, Quảng Ninh, Quảng Bình từ lâu đã nổi tiếng với nhiều món ăn được chế biến từ con hàu lấy từ sông Nhật Lệ. Điều đặc biệt là cũng trên sông này nhưng hàu ở những khúc sông khác không nhiều và ngon bằng hàu ở đoạn qua thị trấn này. 

Hàu có thể chế biến nhiều món khác nhau như nấu cháo gạo, xào với hành kẹp bánh tráng hoặc nấu canh chua, canh rau tùy sở thích. Riêng món cháo được rất nhiều người ưa thích. Hàu được xào um sẵn với gia vị như hành, ớt, tiêu cùng muối để cho thấm. Khi có khách gọi món này thì chủ quán chỉ việc lấy hàu đã làm cho vào cháo gạo đã nấu ở nồi khác đun ít lửa là sẽ có một tô cháo thơm, ngọt ngào. Nếu không muốn ăn cháo theo kiểu um sẵn thì phải chịu khó đợi làm hàu tươi sống, ướp gia vị đổ vào cháo đang sôi. Ăn theo kiểu này hàu sẽ béo và ngọt hơn.

Bánh lọc

Bên cạnh món cháo còn có bánh lọc bột sắn, tôm sông. Nguyên liệu của bánh lọc chỉ đơn giản là bột sắn lọc, tôm, mộc nhĩ và một ít gia vị khác của vườn nhà. Tôm dùng để làm bánh chỉ là loại tôm nhỏ ở cửa sông, vừa đậm vị phù sa vừa mặn mòi vị biển. Bột sắn khi đã lọc đem luộc chín vài phần, phần nhân bên trong còn trắng. Vớt bột ra để nguội, đem phần sống, phần chín trộn nhồi kỹ với nhau, đây là thao tác công phu nhất của món ăn này. Mỗi chiếc bánh bọc một con tôm, ít lát thịt rim và gia vị, vắt thành hình một tai bèo nhỏ. Có thể đem trụng (nhúng) nước sôi ăn ngay hay gói lá chuối đem hấp. Loại bánh này có thể để nhiều ngày, khi ăn đem hấp lại cho nóng, vẫn thơm ngon. Bánh lọc Quảng Bình được chấm với nước mắm chắt Quảng Bình, vài lát ớt cay xé lưỡi sẽ khiến thực khách nhớ mãi không quên.

Khoai deo

Khoai dẻo cũng là một đặc sản tại Quảng Bình. Từ củ khoai có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau từ bình dân đến sang trọng như khoai nướng, khoai chiên, khoai luộc, khoai nấu chè, khoai làm bánh, khoai làm mứt, nhưng có lẽ đặc biệt nhất là món khoai deo. Khoai sau khi thu hoạch về, để một thời gian cho bớt bột mới luộc rồi bóc vỏ, thái từng lát mỏng đem phơi. Chế biến khoai deo phải chờ những ngày nắng to khoai mới nhanh khô, dẻo, trong và thơm ngọt. Du khách đến Quảng Bình ai cũng mang khoai deo về làm quà như thứ hương vị rất riêng của vùng đất này. Chợ Đồng Hới là nơi bày bán khoai deo ngon và rẻ nhất.

Đẻn Biển

Những món từ đẻn biển được đánh giá là tươi ngon và bổ dưỡng. Tuy được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng được người ta biết đến nhiều nhất ở thành phố này là tiết đẻn và ram đẻn.

Tiết đẻn (hải xà huyết) là thứ mà du khách bốn phương tò mò muốn thưởng thức hơn cả. Người ta thường lấy tiết đẻn vừa hứng được đem pha với rượu, rất thơm mà còn chữa được bệnh nhức xương. Bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp những bình rượu ngon được trưng bày, bên trong là những con đẻn được ngâm ít nhất 3 đến 5 ngày trước đó. Ngoài rượu đẻn thì ram cũng là một món cực ngon từ đẻn biển. Thịt của đẻn chứa nhiều protid và acid amin nên rất ngon và bổ dưỡng. Vị đặc trưng của ram đẻn nơi đây thật khó để diễn tả hết bằng lời. Những con đẻn được làm sạch sẽ, lấy hết ruột và huyết đen trên sống lưng, băm thật nhuyễn rồi cho gia vị vào trộn đều. Ướp được một lúc cho thấm thì đem cuốn lại thành từng chiếc ram nhỏ, bắc lên chảo rán đều. Khi ấy, bạn sẽ cảm nhận một mùi thơm bốc lên thật cuốn hút, chưa ăn nhưng cũng thấy thòm thèm! Một đĩa ram đẻn nóng hổi thơm ngon sẽ khiến du khách bốn phương muốn ở mãi không về…

Bánh xèo gạo lứt Quảng Hòa

Loại bánh xèo bằng gạo đỏ, hoa văn nổi đều, đơn giản nhưng phải đủ các món kèm theo: cá chuối làm bằng… quả chuối sứ, nộm, rau sống, bánh đa và nước chấm. Đĩa nộm gồm có giá, rau két và vừng. Đậu đổ giá làm nộm phải loại đậu đỏ, hạt to bậm. Gạo làm bánh xèo là loại lúa mành màu đỏ chỉ xay bóc vỏ lúa (còn có tên gọi là gạo đỏ, gạo lứt) ngâm nước khoảng 5 tiếng đồng hồ rồi đem xay, dùng môi múc cả nước và gạo bỏ vào cối xay từ từ. Xay được 2 lần cho gạo mịn. Xay xong, bỏ một ít muối, hành hẹ thái nhỏ vào trong thau nước bột gạo.Khuôn tráng bánh cũng do bàn tay người đàn ông Quảng Hòa làm ra, miệng lớn hơn bát ăn cơm một tí, thành khuôn mỏng, cao khoảng 1,5cm, đáy bằng phẳng. Bếp làm có thể tráng một lúc được nhiều khuôn. Bếp thật đỏ lửa mới bỏ khuôn lên, khi tráng bánh chú ý lửa thật đỏ và đều thì bánh mới nở dậy, có hình hoa văn.  Khi khuôn đã nóng, dùng môi hay tàu chuối tẩm mỡ chà lên đáy khuôn rồi múc bột gạo tráng lên. Tráng đến khuôn thứ 3 thì bánh khuôn đầu đã chín, cứ lần lượt làm như thế.





Tour nổi bật