Kinh nghiệm du lịch Chùa Hương 2014 nên biết

Kinh nghiệm du lịch Chùa Hương năm 2014. Du lịch Chùa Hương 1, 2 ngày ăn gì? Chơi gì ở đâu? Những lưu ý khi đến Chùa Hương cho chuyến đi an toàn, hoàn hảo. Cần chuẩn bị gì trước khi đến Chùa Hương.


Đường đi đến Chùa Hương

Chùa Hương cách trung tâm TP Hà Nội 62km về phía Tây Nam, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Từ Hà Nội về Hà Đông, tới ngã ba Ba La bạn rẽ trái để vào đường Tế Tiêu, đến thị trấn Đại Nghĩa (Mỹ Đức) thì tiếp tục rẽ trái và đi khoảng 12km là đến khu di tích chùa Hương. Nếu đi từ phía Nam, tới TP Phủ Lý (Hà Nam), qua cầu Hồng Phú bạn rẽ tay phải qua thị trấn Quế, tới chợ Dầu thị rẽ trái đi khoảng 4km là đến địa phận chùa Hương.

Thời điểm du lịch Chùa Hương mùa lễ hội

Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, vui vẻ náo nhiệt nhưng cũng khá chen chúc. Nếu bạn chỉ muốn vãn cảnh, thì nên tránh thời gian này.
Hoa súng ở suối Yến

Giá vé thắng cảnh Chùa Hương

Giá thông thường là 40.000/người cho vé đò và 50.000/người vé thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông có thể thuê thuyền to khoảng 15 – 20 người ngồi. Ngoài ra có cả dịch vụ xuồng máy nữa đấy. Giá cáp treo là 120.000 cho 2 chiều và 80.000 cho 1 chiều.

Nhà Hàng ăn uống tại Chùa Hương
Ăn uống ở Chùa Hương vào mùa lễ hội sẽ rất đắt. Dọc hai bên đường lối lên Hương Tích có rất nhiều nhà hàng và quán bán đồ lưu niệm. Có đầy đủ dịch vụ Ăn Ngủ Nghỉ cho Phật Tử dọc hai bên đường lên núi. 

Các điểm tham quan tại Chùa Hương

Chùa Hương có nhiều điểm tham quan thú vị. Từ bến Đục, du khách có thể đón thuyền dạo trên suối Yến, ngắm những ngọn núi, cánh rừng, mái chùa thấp thoáng đằng xa.
Đường vào Hương Tích lượn quanh
Nước non gấm dệt, màu xanh phủ màn

Dạo suối Yến trên thuyền 

Khoảng một tiếng rưỡi sau thuyền đến bến Trò, từ đây du khách có thể vào chùa Thiên Trù hay còn gọi là chùa Ngoài, để chuẩn bị cho chuyến đi vất vả nhưng đầy thú vị vào chùa Trong.
Chùa Trong – Động Hương Tích là nơi đẹp đẽ, kỳ thú nhất của toàn quần thể danh thắng Hương Sơn. Đường vào chùa Trong chỉ hơn 2km nhưng nối nhau bởi hàng ngàn bậc đá cheo leo, vắt vẻo bên sườn núi, như thách thức sự kiên nhẫn của khách hành hương. Dọc đường vào chùa Trong là những danh thắng nổi tiếng đã đi vào vần thơ bao thi sĩ:
Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,
Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh

Cuối con dốc là động Hương Tích với lối vào gập ghềnh uốn lượn, càng đi xuống lại càng sáng sủa, tươi mát hơn. Ngắm muôn vàn tượng Phật được khắc vào đá và thạch nhũ rũ xuống đủ sắc màu, và nhất là tượng Quán Thế Âm Bồ tát nghìn mắt nghìn tay, lòng du khách dâng lên niềm tôn kính vô bờ nơi cõi Phật.
Động Hương Tích

Nếu còn thời gian, du khách có thể ghé thăm chùa Thanh Sơn – động Hương Đài, chùa Long Vân – hang Sũng Sàm, chùa Bảo Đài – động Chùa Cá – động Tuyết Sơn…

Đặc sản Chùa Hương


Địa chỉ du lịch nào cũng vậy mỗi nơi có một số loại đặc sản riêng dành cho khách thưởng thức hay mua về làm quà. đến Chùa Hương cũng vậy với những món đặc sản như mơ, Rượu Mơ, Chè Củ Mài, Chè Lam, Rau Sắng, bạn cũng có thể mua phong lan rừng …

Mơ Chùa Hương

Cây mơ ở đây đã lâu lăm rồi khá to có cây đường kính lên đến 0.3 mét, cành lá nhiều tán rộng có cây cao đến 60 mét. Mơ thường ra hoa vào mùa xuân và kết trái vào mùa đông. và quả chín vào mùa xuân đúng mùa du lịch từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Bạn có thể mua mơ về ngâm rượu hay ngâm đường hay ăn luôn cũng được. 
Trong chân cảnh ngẫm ra chân vị …”
“Qủa mơ non với nước mai già
(Thám hoa Vũ Phạm Hàm) 

Khách trẩy hội chùa Hương không quên mua mơ về làm quà.

Chè củ Mài
Của mài cũng là đặc sản của vùng núi của Chùa Hương. ở đây bạn có thể thưởng thức những bát chè củ mài được nấu ngay tại đây. Thường người dây ở đây khi xưa dân làng Yến Vĩ khi đến ngày lễ Phật Đản (Mười chín tháng 2 âm lịch) thường có tục lệ nấu chè củ mài với mật ong để cúng phật.

Cách nấu chè củ mài

Củ mài gọt vỏ, rửa sạch, lát mỏng (cẩn thận, nhựa củ mài ngứa ). Nước đun sôi cho củ mài vào đun thật nhừ, lấy đũa cái đánh tan thành bột, sau cho mật ong hoặc cho đường trắng vào đảo đều, rồi múc lên bát để nguội ăn với oản mịn, xôi vò. Đây là món ẩm thực chay tịnh của Chùa Hương, qúy khách trẩy hội chùa Hương thường mua củ mài về làm quà để thưởng thức hương vị chè củ mài Chùa Hương. 

Rau Sắng

Nhà thơ Tản Đà đã có câu:
“Muốn ăn rau sắng chùa Hương
Tìên đò ngại tốn con đường ngại xa…” 

Cây rau sắng mọc ở núi đá vôi, than gỗ, có đường kính tới 0,20 mét, cao năm sáu mét, mùa đông rụng lá, mùa xuân nảy lộc ra hoa (nhất là giữ mùa xụân), hoa chum như hoa ngâu mọc ở các mắt thân cây. Hoa non gọi là dồng dồng, lộc non gọi là rau sắng. Rau sắng như lá rau ngót, ngọn lá nhọn, lúc còn non màu xanh ánh vàng sau chuyển màu xanh thẫm.
Dân sở tại thu hái hoa dồng dồng và rau sắng làm rau nấu canh rất ngọt, mang hương vị thanh khiết của núi rừng.

Rau sắng đem về rửa sạch, tuốt bỏ cọng, vò nát cho vào nồi nước đun sôi (nước vừa đủ ), đun nhỏ lửa cho rau (hoặc dồng dồng) chín cho ít muối tinh và thìa nắm, quý khách sẽ có bát cạnh rau sắng với nước trong hơi xanh, vị ngọt đậm vẻ thanh tao tinh khiết của thứ cây rừng…

Một vài lưu ý

Đến Hương Sơn, du khách mua vé tại cổng soát vé. Khi đi đò, du khách trả vé theo từng lượt và nên hỏi kỹ tiền chờ đò để tránh không có đò trở ra. Khi mua hay sử dụng bất cứ dịch vụ nào cũng nên trả giá trước, và giữ tư trang thật cẩn thận, nhất là những nơi đông người hay khi hành lễ.

Du khách có thể đi cáp treo để đỡ mệt, nhưng tất nhiên đi bộ sẽ là một hành trình gian nan mà thú vị hơn nhiều. Giá vé cáp treo năm 2014 là 140.000đ/vé. Giá vé đò 35.000đ/người/khứ hồi, phí thắng cảnh 50.000đ/người.


Đường lên động Hương Tích mùa lễ hội 

Mùa lễ hội chùa Hương sắp đến, chúc bạn có chuyến đi vui vẻ và thú vị bên người thân, bạn bè, và có những khoảnh khắc đáng nhớ nơi non nước, thần tiên hòa quyện trên cõi trần này nhé.





Tour nổi bật